Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

BÀI 11.11

Họ và tên: Phạm Thị Thanh Thuỷ
Lớp Sp Sinh K30A2
Tổ 4
Bộ môn: Sinh học                                                      Người soạn:
Ngày soạn:                                                                 Lớp dạy:
Tiết dạy:

BÀI 14: THỰC HÀNH:
PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT.

I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: HS cần nắm chắc các kiến thức:
§  Nắm chức các kiến thức về hô hấp ở thực vật.
§  Biết cách phát hiện hô hấp ở thực vật.
 2.Kỹ năng: Phát triển các kỹ năng:
§  Rèn luyện kỹ năng tiến hành thí nghiệm theo quy trình có sẵn.
§  Kỹ năng lắp ráp bộ dụng cụ thí nghiệm.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức lao đông:
§  Ý thức làm việc nghiêm túc, an toàn trong khi thí nghiệm.
§  Ý thức vệ sinh sau khi tiến hành thí nghiệm.
§  Giáo dục tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
  1.Dụng cụ:
 Bình thủy tinh có dung tích 1l, nút cao su không khoang khoang lỗ, nút cao su có khoan 2 lỗ vừa khít với ống cao su dài và phễu thủy tinh, ống nghiệm, cốc có mỏ.
  2.Hóa chất:
 Nước Bari[Ba(OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2], diêm.
  3.Mẫu vật:
  Hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm.
III.Hoạt động dạy học:
 1.Ổn định lớp: 1-2’
 2.Kiểm tra bài cũ: 5-7’
§  Hô hấp ở thực vật là gì?
§  Các con đường hô hấp ở thực vật?
 3.Bài mới:
C

 
hương trình sinh học 11 đã giới thiệu cho các em về hô hấp ở thực vật và các con đường nó diễn ra. Vậy làm thế nào để phát hiện hô hấp ở thực vật? Bài thí nghiệm hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung

*PPDH : VĐ+TH






-Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi tiến hành thí nghiệm


-Em nào có thể tóm tắt quy trình thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2 ko ? Thông báo thay đổi dụng cụ : thay ống thuỷ tinh hình chữ U bằng ống cao su.
* Lưu ý : khi tiến hành thí nghiệm phải cẩn thận khéo léo trong khi gán ống cao su và phễu vào nút cao su.









-Hãy trình bày các bước tiến hành TN ?
Hs trả lời câu hỏi và tiến hành thí nghiệm.





Hs đưa mẫu vật để giáo viên kiểm tra.



Hs trả lời.
I.MỤC TIÊU:
 Xác định như phần mục tiêu GV.
II.CHUẨN BỊ:
Như đã xác định trên phần GV xác định.

III.NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2.
* Cách tiến hành:
-B1: Cho vào bình thuỷ tinh 50g các hạt mới nhú mầm. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống cao su và phễu (hình 14. 1 ).Công việc này Hs phải tiến hành trư­ớc giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 - 2 giờ (chuẩn bị theo nhóm).
-B2: Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm, cho đầu ngoài của ống cao su vào ống nghiệm có chứa nư­ớc bari (hay nư­ớc vôi) trong suốt. Sau đó, rót nư­ớc từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt. Nư­ớc sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm
-B3: Để so sánh, lấy 1 ống nghiệm có chứa n­ước bari (hay nước vôi trong suốt) và thở bằng miệng vào đó qua 1 ống thuỷ tinh hay ống nhựa.
2.Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự hút O2.
* Cách tiến hành:
-B1: Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi phần : 50g). Đổ n­ước sôi lên một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt.
-B2: Cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt. Thao tác đó phải được Hs tự tiến hành trư­ớc giờ lên lớp từ 1,5 -2 giờ.
-B3: Đến thời điểm thí nghiệm, mở nút bình chứa hạt sống (bình a) và nhanh chóng đư­a nến (que diêm) đang cháy vào bình. Nến (que diêm) bị tắt ngay, vì sao? Sau đó, mở nút của bình chứa hạt chết (bình b) và lại đư­a nến hay diêm đang cháy vào bình, nến tiếp tục cháy.
IV.THU HOẠCH:
(mẫu kèm theo)

 4.Củng cố:
  -Giáo viên củng cố phần kết luận trong SGK/…..bằng hệ thống câu hỏi sau:
  -Đọc “Em có biết?”
5.Học ở nhà:
  -Làm bài tập trong SGK/…
  -Đọc bài mới:.
IV.Rút kinh nghiệm:

MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH


Họ và tên:
Lớp:
Tổ:
Nhóm:
Ngày       tháng       năm 
   

BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI:

Tên thí nghiệm
Quy trình thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích
1.Thí nghiệm 1



2.Thí nghiệm 2




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét